web analytics
View My Stats Công nghệ sàn nhẹ giảm 20% chi phí xây dựng
Liên kết website
Hỗ trợ trực tuyến
Hotline: 091 315 8585 Hotline: 091 315 8585
Mr Đạt 097 698 8668 Mr Đạt  097 698 8668
Mr Thuận 0904 198 154 Mr Thuận 0904 198 154
Công nghệ sàn nhẹ giảm 20% chi phí xây dựng 6/23/2011 6:08:18 PM

Kết cấu sàn bê tông cốt thép là bộ phận cơ bản của một ngôi nhà và việc lựa chọn giải pháp kết cấu sàn có ý nghĩa quyết định chi phí và thời gian xây dựng.

Hiện nay, các nhà xây dựng có khá nhiều lựa chọn các giải pháp kết cấu sàn như sàn có dầm, sàn không dầm, sàn bóng, sàn 3D, sàn ứng suất trước.

Tiến sĩ Nguyễn Xuân Hoàng, Giám đốc Công ty CP tư vấn xây dựng ACH
Tiến sĩ Nguyễn Xuân Hoàng, Giám đốc Công ty CP tư vấn xây dựng ACH

Mỗi loại kết cấu sàn có các ưu nhược điểm riêng và dường như không có loại sàn nào tỏ ra có ưu điểm vượt trội để có thể thay thế hoàn toàn các loại sàn khác. Điều đó làm cho các nhà xây dựng rất do dự khi lựa chọn giải pháp kết cấu sàn.

Một trong những công nghệ mới đang được áp dụng là sàn bê tông nhẹ, với công nghệ này, chi phí và thời gian xây dựng kết cấu công trình sẽ giảm 20%.

PV Dothi.net đã có cuộc trao đổi với Tiến sĩ Nguyễn Xuân Hoàng, Giám đốc Công ty CP tư vấn xây dựng ACH về vấn đề này.

Ông có thể cho biết bản chất của công nghệ sàn nhẹ là như thế nào?

Để tiết kiệm chi phí xây dựng của các tòa nhà sử dụng kết cấu bê tông cốt thép, con người luôn tìm cách giảm trọng lượng bản thân kết cấu sàn. Với nhà có nhịp lớn và trung bình, sàn ô bàn cờ là loại sàn nhẹ nhất. Tuy nhiên, việc thi công loại sàn này khá phức tạp làm tăng thời gian và chi phí xây dựng.

Công nghệ sàn ô bàn cờ

Công nghệ sàn ô bàn cờ

Qua nghiên cứu công nghệ trên thế giới, tôi đã đưa ra công nghệ sàn nhẹ. Theo đó, sàn được thi công theo phương pháp bán lắp ghép bao gồm: chế tạo cấu kiện đúc sẵn, lắp đặt các cấu kiện đúc sẵn, đổ bê tông dầm chính và mối nối.

Sáng chế này liên kết các cấu kiện bê tông cốt thép bằng các mối nối ướt. Sau khi thi công xong hệ kết cấu bê tông cốt thép này làm việc như một hệ kết cấu toàn khối.

Công nghệ này sử dụng bê tông thông thường chứ không sử dụng bê tông nhẹ trên thị trường. Những loại bê tông nhẹ có giá thành gấp ba lần so với bê tông thông thường.

Giá thành của công nghệ mới này là gì thưa ông?

Với công nghệ thi công này làm cho quá trình thi công sàn ô cờ trở nên nhanh chóng và đơn giản. Với sáng chế này, các nhà đầu tư có thể giảm tới 20% giá thành kết cấu xây dựng.

So với công trình sử dụng bê tông thông thường, trong các công trình sử dụng sàn ô cờ, khối lượng cốt thép dầm, sàn được thiết kế giảm trên 20% do đó tải trọng đứng giảm 20%. Do tải trọng đứng giảm từ 20% trở lên, kết cấu cột và móng bê tông cốt thép cũng được thiết kết giảm 20%. Như vậy giá thành toàn bộ phần kết cấu bê tông cốt thép trong công trình sử dụng ô cờ giảm 20%.

Không những giảm về giá thành và thời gian thi công, công nghệ mới này có những ưu điêm gì nổi bật so với công nghệ thông thường?

Ngoài ưu điểm chính là giảm chi phí xây dựng, sàn ô cờ còn có các ưu điểm giúp giảm chiều cao công trình. Do trọng lượng nhẹ nên chiều cao tiết diện dầm của sàn ô cờ nhỏ hơn. Nếu cùng chiều cao thông thủy thì sàn ô cờ giúp giảm chiều cao tầng, đồng thời giảm vật liệu tường ngăn, tường bao che và các ống kỹ thuật.

Công trình chung cư 28 tầng đã sử dụng công nghệ này

Công trình chung cư 28 tầng đã sử dụng công nghệ này


Việc giảm kích thước cột bê tông cốt thép do sàn ô cờ có trọng lượng nhẹ đồng nghĩa với việc tăng diện tích sử dụng sàn. Cũng do trọng lượng sàn nhẹ nên sàn ô cờ vượt được nhịp rất lớn như trong công trình của Công ty Rajkot, sàn ô cờ vượt được nhịp 20m.

Ngoài ra, một số thiết bị cơ điện có thể bố trí dưới sàn ô cờ mà vẫn tạo thẩm mỹ cho công trình. Sàn ô cờ có độ cứng nên chống rung rất tốt và áp dụng làm sàn các nhà máy đòi hỏi độ chính xác cao. Sàn ô cờ có bề mặt mịn nên tạo ra một hệ trần đẹp mà không đòi hỏi lớp trát trần. Loại sàn này cho phép tự do bố trí vách ngăn và đường ống kĩ thuật.

Hiện, công nghệ này đã áp dụng vào nhiều công trình chưa, thưa ông?

Công nghệ mới này đã được chúng tôi áp dụng trong thiết kế cho các công trình ở nhiều địa phương như Bình Định, Huế, Quảng Ngãi và Hà Nội. Công nghệ này đã được Bộ Khoa học công nghệ cấp bằng độc quyền sáng chế năm 2010.

Đây cũng là công nghệ khá mới mẻ ở Việt Nam chính vì thế các nhà thầu cũng cần có thời gian để nắm rõ và áp dụng công nghệ này.

Gửi phản hồi
Lên đầu trang